Mẹo lựa chọn giỏ lọc IMS E&B LAB phù hợp với bạn: Cực đơn giản!

Tổng quan về giỏ lọc

Có lẽ khi tìm đến những kiến thức liên quan đến giỏ lọc cà phê trong các bài viết như thế này, phần nhiều khả năng là bạn đã nắm được những thuật ngữ cơ bản về các bộ phận trong một chiếc máy pha cà phê chuyên nghiệp. Bỏ qua các nhân tố xung quanh chất lượng cơ khí máy móc (vốn là những thứ ta rất khó có thể thay đổi hoặc cải tiến so với nguyên mẫu xuất xưởng), hẳn chúng ta đều đồng thuận một trong những bộ phận quan trọng nhất của chiếc máy pha mà người dùng có thể can thiệp nâng cấp được – chính là tay cầm máy pha. Và nếu bỏ qua cả những vấn đề liên quan đến thẩm mỹ (tức chất liệu làm nên phần tay cầm), thứ còn lại bạn cần dành chú ý đến chính là phễu lọc, tức “Basket” hay “Filter-basket” trong tiếng Anh. Đây là bộ phận thường được làm bằng kim loại với các lỗ nhỏ ở dưới đáy (tương tự như phin cà phê để), cho phép dòng chiết xuất cà phê chảy xuống phía dưới. Hiệu quả chiết xuất – nói cách khác – phụ thuộc rất lớn vào cấu tạo và chất lượng gia công bộ phận này. Bởi vậy, việc chọn cho mình một chiếc giỏ lọc phù hợp cũng như có chất lượng tốt là điều tương đối quan trọng, nếu như bạn muốn có cho mình một chu trình chiết xuất hoàn hảo và đúng với mong muốn của mình nhất có thể.

Hiển nhiên, mỗi chiếc giỏ lọc được sản xuất ra với những đặc điểm thiết kế khác nhau – chẳng hạn như hình dáng, kích thước lỗ và đường kính, dung tích,v.v.. Những tinh chỉnh tuy không quá khác biệt này sẽ nhằm phục vụ những mục đích khác nhau của người dùng, cũng như mang đến hiệu quả chiết xuất khác nhau. Đồng thời, khi chọn mua giỏ lọc, các bạn cần lưu ý rằng các giỏ lọc thương mại (OEM) có xu hướng được sản xuất bằng kỹ thuật thông thường, thứ có thể để lại những lỗ lọc có kích thước đường kính không đều hoặc thậm chí xuất hiện tình trạng tắc nghẽn một vài lỗ. Đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất và cũng giúp phân biệt giữa chất lượng giữa giỏ lọc phổ thông và giỏ lọc chất lượng cao. Bởi vậy, The Nob luôn khuyến nghị khách hàng của mình cân nhắc lựa chọn một chiếc giỏ lọc đến từ thương hiệu có kinh nghiệm gia công và chế tác các sản phẩm có độ chính xác cao như E&B Lab. Trên hết, với nhà sản xuất này, bạn có thể dễ dàng xác định những đặc điểm nổi bật của giỏ lọc bằng việc “giải mã” những ký tự có trên sản phẩm, từ đó có những lựa chọn tiệm cận hơn với nhu cầu của mình.

Giờ thì, cùng The Nob khám phá cẩm nang lựa chọn những chiếc giỏ lọc nhà E&B Lab ngay nào! Lưu ý rằng, trong phạm vi bài viết này, những giỏ lọc chúng tôi đề cập đến đa phần sẽ có đường kính mặc định là 58mm, bởi đây thường được xem là kích thước tiêu chuẩn được sử dụng trong các máy pha cà phê espresso tại gia, thương mại và cả chuyên nghiệp.

Bước 1: Quan sát mã hiệu trên thân giỏ lọc

E&B Lab luôn khắc chìm một dãy kí hiệu lên các sản phẩm của mình. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sản phẩm bạn đang sở hữu là hàng chính hãng, nên hãy quan sát thật kỹ dòng ký tự này nhé.

Thông thường, dòng ký tự sẽ có từ 4-5 cụm thành tố cấu thành, lần lượt được giải mã như sau:

Đường kính giỏ lọc: được hiểu là chiều dài đo được giữa hai bên viền ngoài giỏ lọc

Dung tích chiết xuất: dựa trên dung tích 1 Tazza (“Tazza” tiếng Ý có nghĩa là “tách”)

Bước 2: Xác định dung tích cà phê chiết xuất bạn muốn

Việc xác định đúng dung tích cà phê mình thường sử dụng sẽ giúp các bạn chọn một chiếc giỏ lọc “vừa vặn” với bản thân, tránh trường hợp thiếu hoặc thừa cà phê. Bạn có thể tham khảo chi tiết cách quy đổi mà E&B Lab đưa ra trong ảnh dưới đây:

Bước 3: Xác định lượng cà phê bột mình sử dụng

Nếu việc hình dung lượng cà phê chiết xuất ra hơi “tượng hình”, bạn có thể thực hiện thêm bước 3 để hình dung ra kích cỡ của chiếc giỏ lọc mà bản thân cần. Việc xác định chiều cao giỏ lọc sẽ giúp bạn dễ dàng xác nhận dung tích tối đa (để đựng cà phê bột) của sản phẩm.

Bước 4: Xác định kiểu cà phê bạn muốn thưởng thức

Giờ là lúc để sở thích của mình lên tiếng. Như đã nói, những tinh chỉnh nhỏ trên giỏ lọc nhằm phục vụ mục đích tạo ra những ly cà phê phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân. Các bạn có thể tham khảo kỹ hơn về những yếu tố mà E&B đã tạo ra trên những sản phẩm giỏ lọc của mình trong những tấm ảnh dưới đây.

Giỏ lọc 1 lớp và giỏ lọc 2 lớp: phân biệt và cách sửa dụng

Cà phê Espresso có thể coi là một bộ môn có sự kết hợp hài hoà giữa khoa học và nghệ thuật (kỹ năng) với rất nhiều cách làm đa dạng để cho ra một sản phẩm chất lượng tốt (như ý). Trong bài đăng này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu sự khác biệt giữa các giỏ lọc tăng áp (pressurised ) và giỏ lọc thường (không tăng áp – non-pressurised baskets) hay còn được gọi là giỏ lọc vách đôi và vách đơn (hoặc giỏ lọc 2 lớp và giỏ lọc 1 lớp) những lợi ích và nhược điểm của từng loại giỏ.

Công dụng của giỏ lọc cà phê

Khi nhìn vào cấu tạo của tay cầm máy pha (Portafilter), giỏ lọc là chính là nơi chứa cà phê bột, chúng có thể được lắp vào hoặc tháo ra khỏi Portafilter để vệ sinh làm sạch cũng như có nhiều kích cỡ giỏ lọc để thay đổi lượng cà phê cho phù hợp (giỏ lọc đơn, giỏ lọc đôi, giỏ lọc ba…).

Giỏ lọc được thiết kế với đáy dạng lưới – đáy được đục lỗ để tạo ra một rào cản với các lỗ đủ nhỏ để không cho phép bột cà phê đi qua nó, trong khi đủ lớn để cho dòng nước chảy qua. Lưới được thiết kế kỹ lưỡng để đảm bảo tính nhất quán giữa các lần pha cà phê, cũng như đảm bảo cho áp suất và dòng nước đi qua bột cà phê được đồng đều. Dựa vào cấu trúc giỏ lọc, ta có thể chia làm hai loại: 

  • Giỏ lọc tăng áp (pressurised, hay giỏ lọc vách đôi, giỏ lọc 2 lớp)
  • Giỏ lọc thường (non-pressurised baskets, hay giỏ lọc vách đôi và vách đơn, giỏ lọc 1 lớp)

Giỏ lọc tăng áp (pressurised baskets)

Giỏ lọc điều áp (hay còn được gọi là giỏ lọc 2 lớp – double wall basket) bao gồm một đế lưới tiêu chuẩn, và một đế kín với chỉ có một lỗ nhỏ – Vì cà phê bị nén đi qua một lỗ duy nhất này nên nó cũng tự tạo ra một mức áp suất lớn hơn trong quá trình chiết xuất. Do đó cà phê không cần chuẩn cỡ xay, hoặc có thể dùng cà phê xay sẵn để pha espresso. Đó là lý do các giỏ điều áp thông thường có thể được tìm thấy trong hầu hết các máy pha cà phê espresso gia đình cấp thấp và chúng sẽ rất ít khi được sử dụng trong các máy pha chuyên nghiệp.

Vậy lợi ích của giỏ lọc điều áp là gì?

Lợi ích lớn nhất của việc sử dụng một giỏ điều áp là nó (có thể) cải thiện đáng kể tính nhất quán của cà phê qua các lần pha, với giỏ lọc này kích cỡ xay hạt cà phê chính xác đóng vai trò không quan trọng lắm trong khi vẫn cho ra được 1 shot “espresso” chấp nhận được. Điều này đặc biệt có lợi khi vì một lý do nào đó, bạn không thể xay được cà phê với kích thước hạt hoàn hảo như trong lý thuyết, hoặc đơn giản là người pha cà phê chỉ muốn pha một shot đơn giản mà không quan tâm đến các kỹ thuật phức tạp khác của cà phê espresso. Những giỏ lọc điều áp này cho phép sử dụng cà phê xay thô trong khi vẫn cho ra crema.

Áp suất tích tụ giữa hai lớp giỏ giúp đảm bảo cho dòng nước có thể đi qua lớp cà phê bột trong giỏ đều hơn đồng thời giữ lại lớp dầu trong cà phê lâu hơn, đây cũng là lý do mà cỡ xay ít chính xác cũng có thể chấp nhận được.

Giỏ lọc không điều áp

Giỏ lọc không điều áp là kiểu giỏ truyền thống trong pha chế cà phê espresso, trong đó, điểm khác biệt so với giỏ lọc điều áp giỏ lọc không điều áp chỉ có một vách (wall) duy nhất. Áp suất được tạo ra từ trở lực của lớp bột cà phê chứ không phải do yếu tố cơ học bổ sung (2 lớp lọc trong giỏ lọc điều áp). Đây là lựa chọn yêu thích của những người đam mê cà phê và các barista chuyên nghiệp.

Lý do mà giỏ lọc không điều áp được những barista chuyên nghiệp và những người đam mê cà phê ưa thích là vì nó cho phép người pha chế có thể kiểm soát nhiều yếu tố hơn trong các lần chiết xuất trong đó điều quan trọng nhất là bạn tìm ra được cỡ xay chính xác nhất của máy xay, từ đó giúp cho ra được cà phê phù bột hợp nhất nếu sử dụng giỏ không điều áp. Khi sử dụng một giỏ lọc không điều áp, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn có thể cần một máy xay cà phê phê tốt hơn, kỹ thuật tamping cũng đóng vai trò rất lớn trong chiết xuất.

Mặc dù loại giỏ lọc này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác hơn trong các thao tác khi pha cà phê, tuy nhiên cũng vì thế bạn sẽ được đền đáp xứng đáng – một shot cà phê espresso trọn vị hơn, thể hiện tất cả các hương vị tốt đẹp mà chúng ta mong đợi ở một ly cà phê tốt.

Vì vậy, nếu bạn có một máy pha cà phê espresso tại nhà có khả năng sử dụng giỏ lọc không điều áp, hãy đừng ngần ngại thử ngay 1 shot và bạn sẽ ngạc nhiên với hương vị so với lúc dùng giỏ lọc điều áp. Nếu bạn đã thử nó và có kết quả chưa tốt, bạn hãy thử áp dụng một số tip sau đây:

Lưu ý: Yêu cầu của khi pha giỏ lọc 1 lớp là phải có 1 máy xay cà phê espresso đủ tốt: cho ra hạt mịn đều và cơ chế chỉnh cỡ xay linh hoạt (bước nhảy trên 1 click thấp) để tìm được kích cỡ xay tối ưu.

Khi bắt đầu ở 1 cỡ xay nào đó, bạn bắn thử 1 shot, đo thời gian từ lúc bắt đầu chiết xuất đến khi hết 1 shot: nếu khoảng 25 – 30s là được gọi tạm ổn.

  • Nếu shot chảy nhanh quá, bạn cần xay cà phê mịn hơn, nếu shot chảy chậm quá, bạn cần xay thô hơn.
  • Trong trường hợp shot gần chuẩn rồi, bạn lười chỉnh cỡ xay, bạn có thể điều chỉnh lượng cà phê trong 1 shot (dosing): shot chảy hơi nhanh: tăng lượng cà phê thêm 1 chút, shot chảy hơi chậm, giảm lượng cà phê đi 1 chút

Các kỹ thuật đánh tơi, dàn đều và nén cà phê cũng cần được lưu ý và luyện tập để thành thói quen để không chỉ bạn có thể pha 1 shot cà phê chuẩn mà còn lặp lại được sự chuẩn shot đó trong những lần pha sau.

 

Chọn cối xay cà phê tay cho Staresso

Một trong những câu hỏi The Nob nhận đươc nhiều nhất khi khách hàng tìm hiểu để mua máy pha cầm tay Staresso là dùng máy xay cà phê nào thì phù hợp? Để trả lời chi tiết The Nob sẽ đề suất những loại máy phổ biến và phân tích ưu nhược điểm của mỗi loại.

Trước hết, Staresso là loại pha espresso bơm tay có van tăng áp giữ cho áp suất đạt đến 1 mức nhất định thì mới cho xả espresso ra, do đó máy này không quá nhạy cảm với cỡ xay như Flair Pro, máy pha lớn, điển hình là bạn cũng có thể dùng cà phê xay sẵn để pha mà vẫn được 1 cốc có cremma kha khá. Tuy nhiên nếu có một chiếc máy xay cà phê tốt, dùng cà phê hạt xay xong pha luôn và điều chỉnh được cỡ xay phù hợp với mỗi loại hạt (và khẩu vị của người uống) thì chất lượng cà phê sẽ được nâng lên rất nhiều lần, và trải nghiệm pha cà phê sẽ trọn vẹn hơn rất nhiều nữa.

The Nob Coffee sẽ đánh giá 3 chiếc máy xay tay phổ biến nhất trong tầm giá dưới 2.5 triệu là Timemore C2 (1.390.000đ), 1Zpresso Q2 (2.250.000đ) , và Timemore Slim Plus (2.300.000đ) dựa trên những tiêu chí sau:

  • Độ đồng đều của hạt
  • Độ tinh chỉnh cỡ xay
  • Trải nghiệm xay
  • Độ bền bỉ
  • Khả năng tháo nắp vệ sinh
  • Cộng đồng người dùng / hỗ trợ

Độ đồng đều của hạt

Độ đồng đều của cỡ xay cơ bản phụ thuộc vào 3 yếu tố: cấu tạo lưỡi xay, độ sắc của lưỡi xay và tính ổn định (đồng trục của cối xay) khi quay.

Về lưỡi xay: Timemore C2 và Q2 đều sử dụng lưỡi xay 5 cánh 38mm, Slim Plus sử dụng lưỡi xay 5 cánh 38mm nâng cấp S2C (cho khả năng xay nhanh hơn), The Nob đánh giá 2 lưỡi của Timemore C2 và 1Zpresso Q2 có độ đồng đều tốt hơn, trong khi lưỡi Slim Plus ra nhiều hạt mịn hơn 1 chút.

Về độ sắc, cả 3 cối xay đều được cắt bằng công nghệ CNC 5 trục, độ hoàn thiện rất tốt, lưỡi xay đều sử dụng thép SUS420 có độ cứng  khoảng 52 -55 HRc

Về độ ổn định, 1Zpresso Q2 đứng đầu, sau đó đến Slim Plus rồi C2. Do khung giữ trục của C2 làm bằng nhựa riêng biệt sau đó mới được ghép vào nên độ ổn định kém hơn 1 chút so với 1Zpresso Q2 và Slim Plus do được đúc / tiện nguyên khối.

Do đó về tính đồng đều của hạt: 1Zpresso Q2 > Timemore Slim Plus > Timemore C2

Độ tinh chỉnh cỡ xay

1Zpresso vượt trội hơn so với anh em nhà Timemore khi cho phép điều chỉnh 30 click / vòng (mỗi 1 click 25 micron) so với 12 click / vòng của Timemore C2 / Slim plus

Việc cho phép chỉnh nhiều cỡ xay giúp người dùng vươn tới sát hơn điểm chiết suất tối ưu (Sweet spot) của từng loại hạt. Đối với Slim Plus để xay cho máy espresso người dùng thường bị kẹt giữa mức 8 và mức 9 khi tại 9 thì cà phê chảy nhanh quá (và bị under) còn tại mức 8 thì chảy chậm quá (bị over).

Kích thước / khối lượng xay

  • Timemore C2: Nặng 470 gram, cao 17.5 cm, xay tối đa 30 – 35 gram.
  • Timore Slim Plus: Nặng 430 gram, cao 18.5 cm, xay tối đa 1 lần. 22 – 25 gram.
  • 1Zpresso: Nặng 385 gram, cao 17cm, xay tối đa 1 lần 18 – 20 gram.

Kích thước nhỏ gọn nhất là 1Zpresso Q2, sau đó đến Slim plus rồi C2.

Tốc độ xay

Cả 3 cối xay đều xay rất mượt, nghe tiếng cà kêu rột rột rất vui tai. Do dùng lươi xay phiên bản nâng cấp nên Slim Plus xay cà nhanh hơn so với 2 đối thủ còn lại, càng ở mức xay nhỏ điều này càng được thể hiện rõ, nếu như mất tầm gần 2 phút để xay cà ở cỡ 10 click trên C2 thì trên Slim Plus chỉ cần khoảng 1 phút.

Do đó về tốc độ xay: Timemore Slim Plus > Timemore C2 = 1Zpresso Q2

Thương hiệu & Cộng đồng người dùng

1Zpresso đến từ Đài Loan nổi tiếng về các dòng máy xay cầm tay (khá nhiều dòng từ Q2, JX, JE, JX-Pro, Je-Plus, K-pro, K-plus – tìm hiểu về bọn này khá đau đầu, nhưng một khi đã quen với mạch logic của hãng rồi thì lại thấy hãng chia ra thế là cực hợp lý – bạn xem thêm bài về các dòng máy xay của 1Z-presso tại đây), các dòng cối xay cuả 1Zpresso được đánh giá rất cao trong cộng cồng cà phê tại nhà.

Hiện The Nob Coffee là nhà phân phối chinh thức của 1Zpresso tại Việt Nam, tất cả các sản phẩm củ 1Zpresso mua tại The Nob Coffe (hoặc các trang thương mại điện tử của The Nob Coffee) đều được bảo hành 12 tháng với các lỗi về vật liệu / lỗi chế tác cuả nhà sản xuất.

Timemore là một tên tuổi đến từ Thượng Hải, Trung Quốc khá nổi tiếng trong mảng các dụng cụ cà phê tại nhà, các bạn này làm nhiều đồ cực (từ Máy xay, cân, French Press, Chai Cold Brew …), tuy nhiên về mảng máy xay tay thì mình đánh giá không bằng 1Zpress, điển hình là 4 dòng máy trước đây (trước khi ra Timemore Slim Plus và Chestnuts X) của hãng là Timemore C2, Timemore Slim, Timeore Nano vào cả dòng cao cấp Timemore G đều sử dụng 1 loại cối xay 5 cánh (cho phiên bản pour) và 1 cơ chế chỉnh cỡ xay giống nhau, các máy xay chỉ khác nhau về chất liệu và kiểu dáng. Đây chính là điểm The Nob đánh giá Timemore không cao bằng 1Zpresso, khi mỗi 1 hệ máy 1Zpresso đều có cối xay và cơ chế chỉnh click phù hợp với từng dòng pha chế.

Cộng đồng người dùng đông đảo cũng là một điểm mạnh chung của dòng máy xay Timemore và 1Zpresso, khi phát sinh vấn đề có thể lên các group cà phê là có thể tìm ra người trợ giúp hoặc tra google (từ khoá nên bằng tiếng Anh) là đều có thể tìm ra câu trả lời.

Cả 2 thương hiệu đều có lượng người dùng đông đảo: có nhiều thớt trên Reddit / Voz và Home-Barista.

Khả năng tháo nắp vệ sinh:

1Zpresso Q2 có ưu điểm vượt trội khi chỉ bằng tay không bạn có thể tháo rời gần như toàn bộ cối xay để vệ sinh, đặc biệt là cả 2 thớt trên và dưới của cối xay. Trong khi Slim Plus bạn có thể tháo rời được má cối dưới, trục, còn muốn tháo rời má cối trên bắt buộc phải có công cụ hỗ trợ (như kìm đầu nhọn).

Timemore C2 bạn cũng có thể tháo dời phần thớt trên của cối xay với 1 tuốc-nơ-vít 4 cạnh đầu nhỏ, việc tháo re sẽ giúp bạn vệ sinh kỹ hơn phần cối trên cũng như có thể hiện chỉnh lại độ đồng trục của cối trên (alignment)

Do đó về khả năng tháo nắp vệ sinh: 1Zpresso Q2 > Timemore C2 > Timemore Slim Plus

Độ hoàn thiện

So với giá tiền, cả 3 máy xay đều hoàn thiện rất tốt. Timemore chắc chắn với vân kim loại, 1Zpresso sang trọng với lớp lót tay cầm giả da. Tuy nhiên nếu đi kỹ hơn vào chi tiết thì 1Zpresso Q2 nói riêng và dòng nhà 1Zpresso nói chung được hoàn thiện rất tốt, tỉ mỉ hơn nhiều từ trong những chi tiết nhỏ như: Hút nam châm giữa tay cầm và trục, doăng ca su nhỏ đệm ốc giữa nắp nhựa và đai ốc, trục lục giác được bo tròn 1 chút các cạnh để khí nắp tay quay vào trơn tru hơn (mình thi thoảng nắp tay quay trên C2 hay bị vướng). Cảm giác cầm trên tay vô cùng chắc chắn.

Tóm lại, với một mức ngân sách hạn chế và muốn chọn cho mình 1 bé máy xay cầm tay đầu đời ổn áp, thì Timemore C2 là lựa chọn tốt nhất. Hoàn toàn đáp ứng được cho xay Staresso.

 

Nếu ngân sách lên trên mức 2 triệu, cả Timemore Slim Plus và 1Zpresso đều không làm bạn thất vọng, muốn gọn gàng xinh xẻo sạch sẽ xin chọn 1Zpresso, muốn xay nhiều thêm 1 tí (22 – 25 gram), trông hầm hố hơn thì chọn Timemore Slim Plus

Tuy nhiên ngoài Staresso bạn còn pha chế những kiểu khác nữa thì sau đây sẽ thêm một số lựa chọn nữa:

  • Pha Pour over: Các máy xay trên đều đáp ứng được cho Pourover khá tốt. Nếu dư giả, bạn có thể End Game việc lưạ chọn này với Commandante hoặc 1Zpresso K-plus (hoặc K-pro)
  • Pha Espresso: Chọn 1Zpresso Je-Plus hoặc Kinu nhé
  • Pha cả Espresso / Pourover: Comandante (mua thêm bộ chuyển đổi red clix) hoặc 1Zpresso K-plus

 

 

 

So sánh Timemore C2 và Timemore Slim Plus

Timemore Slim Plus và Timemore C2 là dòng máy xay cà phê tay được những người yêu cà phê đánh giá rất cao vì khả năng xay tốt và giá thành lại rất phải chăng. Với mức giá lần lượt là 1.390.000 cho Timemore C2 và 2.300.000 của Slim Plus, sự chênh lệch lên đến hơn 900.000 không ít nhưng cũng không nhiều khiến nhiều người phân vân không biết nên chọn loại máy xay nào phù hợp. Hôm nay, The Nob muốn đặt 2 máy lên bàn cân, chỉ ra các điểm giống và khác nhau để giúp mọi người dễ dàng tìm ra được sự lựa chọn tốt nhất

Ngoại hình và thiết kế

Timemore C2

Timemore C2 trang bị cho mình khung nhôm nguyên khối, bên ngoài được cắt hoa văn kim cương, giúp tạo độ ma sát khi cầm xay, một điểm cộng của C2 so với phiên bản Slim Plus đó là thân máy được làm lớn hơn, những người có bàn tay từ vừa đến to sẽ thấy C2 mang lại cảm giác giác đầm tay hơn. Tuy nhiên, điểm trừ của C2 là trục quay bên trong C2 được làm từ PCTG chứ không phải kim loại. Với mục đích để giảm giá thành, Nút điều chỉnh cỡ xay, nắp, cũng bằng nhựa, đó là những yếu tố thua thiệt của cối xay C2 khi so sánh với Timemore Slim Plus. Mặc dù vậy , các bộ phận quan trọng như thân kim loại, gờ thép và vòng bi kép đều được làm rất chắc chắn giống như những những mẫu máy xay cao cấp hơn của hãng, Chính vì thế, người dùng vẫn có thể sở hữu trên tay một chiếc máy xay tốt, bền bỉ mà số tiền phải bỏ ra rất dễ chịu

Timemore Sim Plus:

Timemore Slim Plus có ngoại hình và thiết kế bên ngoài gần như tương tự so với phiên bản cũ của mình Timemore Slim, máy có cấu trúc hợp kim nhôm nguyên khối, hoa văn kim cương, núm cầm được làm bằng gỗ, bên trong có gắn nam châm và có thể tháo lắp được. Slim có thiết kế thon gọn bề ngang nhưng lại  cao hơn khoảng 2 cm so với C2 . Slim Plus mang lại tính tiện dụng khi di chuyển hơn, tất cả các bộ phận trừ núm cầm được làm bằng kim loại nên sẽ mang lại cảm giác chắc chắn hơn. Vì thiết kế thon dài nên máy sẽ rất phù hợp với những người bàn tay nhỏ.

Cối xay và khả năng xay

Timemore C2

C2 có khả năng điều chỉnh cỡ xay bằng nút nhựa bên dưới máy. Xoay mặt đồng hồ theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp xay cà phê mịn hơn; quay ngược chiều kim đồng hồ thì ngược lại sẽ làm cho cà phê thô hơn. Có 12 nấc cho mỗi vòng quay, bạn có thể tìm và nhớ lại kích thước mài ưa thích của mình bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ về mức 0 ( không xoay được nữa ) rồi bắt đầu xoay ngược lại đếm click. Click thường dùng cho espresso là 7- 9 click, Pour Over là 20 – 24 Click, cảm giác xay của mình thì C2 xay Pour Over rất tốt, rất nhanh, nhẹ và hạt cà phê xay rất đều còn khi mình chỉnh sang 8 click cho Espresso, cà phê xay cũng rất tốt và đều nhưng có một điểm trừ đó là lực tay sẽ hơi nặng và xay cũng lâu hơn nhiều khi đặt lên bàn cân so sánh với Slim Plus. Khối lượng xay tối đa của C2 hào phóng hơn Slim Plus với 35g cà phê cho một lần xay, hoàn toàn đủ cho mọi phương pháp pha. chế nào.

Timemore Slim Plus

Timemore Slim Plus cũng sử dụng nút điều chỉnh cỡ xay từng bước – tương tự như Timemore C2 với 12 click cho một vòng. Điểm nổi trội của Slim Plus đánh bại hoàn toàn với C2 đó chính là khả năng xay mịn để pha espresso. Slim Plus đã được tích hợp lưỡi xay thế hệ mới nhất của hãng ( Spike to Cut ) bổ sung thêm răng cưa ở phần phía trên giúp phá vỡ các hạt cà phê trước khi vào bộ nghiền giúp trợ lực cho cối xay, tốc độ xay mịn nhanh hơn gần gấp đôi so với Timemore C2. Còn đối với xay như Cold Brew thì Timemore Slim Plus cũng thể hiện tốc độ nhanh hơn nhưng sự chênh lệch không đáng kể.

Kết luận

Nhìn chung, Cả hai dòng máy của Timemore đều là 2 dòng máy tốt nhất trong phân khúc máy xay. Nếu xay Coldbrew và espresso cơ bản, bạn có thể hoàn toàn hài lòng về bộ đôi này. Theo quan điểm của mình thì nếu bạn là người hay uống Pour Over nhiều và không quá để ý đến hình thức có vài bộ phận làm bằng nhựa thì C2 là một chiếc máy xay tay đáp ứng mọi nhu cầu xay cà phê của bạn hàng ngày mà giá thành thì rất hợp túi tiền (1.390.000). Với sự chênh lệch giá thành lên đến gần  900.000, Timemore Slim Plus có được ngoại hình đẹp, chắc chắn hơn và phù hợp với những người hay pha cà phê máy khi có thể hiện khả năng xay nhanh, mịn hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Slim Plus cũng có thiết kế nhỏ hơn, núm cầm có thể tháo rời nên tính di động sẽ nhỉnh hơn C2.

Chào tất cả mọi người!

Cảm ơn vì đã sử dụng WordPress. Đây là bài viết đầu tiên của bạn. Sửa hoặc xóa nó, và bắt đầu bài viết của bạn nhé!